Trong bóng đá, bên cạnh những pha ghi bàn đẹp mắt, còn có những khoảnh khắc khiến người xem phải trầm trồ vì sự táo bạo và kỹ thuật đỉnh cao. Một trong số đó chính là cú sút Panenka. Vậy Panenka là gì? Tại sao nó lại được coi là một trong những kỹ thuật sút phạt đền khó nhất? Hãy cùng Bongdalu khám phá bí mật đằng sau tuyệt kỹ này, đồng thời tìm hiểu cách thực hiện một cú sút Panenka chuẩn xác nhất nhé.
Panenka là gì? Đá Panenka là gì?
Trước khi khám phá kỹ thuật đá Panenka là gì và có nguồn gốc từ đâu, hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa của cú sút này. Theo đó, Panenka là thuật ngữ dùng để chỉ một kiểu sút Penalty đặc biệt trong bóng đá. Để thành công với cú sút Panenka, cầu thủ thường phải lấy đà từ xa và đánh lừa thủ môn bằng cách sút bóng nhẹ nhàng vào giữa khung thành, trong khi thủ môn đã đổ người về một hướng khác.
Chỉ trong vài giây ngắn ngủi khi thực hiện cú đá Panenka, cầu thủ có thể tạo nên một khoảnh khắc đáng nhớ nếu ghi bàn hoặc bỏ lỡ một cơ hội quan trọng. Nhìn chung, kỹ thuật cá nhân, phản xạ nhanh nhạy và khả năng kiểm soát bóng là những yếu tố thiết yếu để thành công với những pha sút Panenka.
Nguồn gốc cú sút Panenka là gì?
Cú sút Panenka trong bóng đá có nguồn gốc từ cầu thủ Antonin Panenka của đội tuyển Tiệp Khắc. Cụ thể, tại trận chung kết Euro 1976, Tiệp Khắc và Tây Đức phải phân định thắng thua qua loạt sút luân lưu. Khi đó, người hâm mộ tin rằng Tây Đức sẽ là đội nâng cúp vô địch khi sở hữu thủ môn Sepp Maier được đánh giá là xuất sắc nhất thế giới thời điểm đó.
Tuy nhiên, cầu thủ Antonin Panenka đã thực hiện một cú sút vô cùng xuất thần từ chấm 11m, đưa bóng vào giữa khung thành trong khi thủ môn Tây Đức đổ người sang bên phải. Cuối cùng, Tiệp Khắc đã lên ngôi vô địch Euro lần đầu tiên và cũng từ đó, cú sút Panenka trở nên nổi tiếng.
Chia sẻ về cú sút của mình, Panenka chia sẻ rằng các thủ môn thường chờ đến khoảnh khắc cuối cùng trước khi cầu thủ chạm bóng để đoán hướng bóng và chỉ bay người sau khi bóng được sút. Vì thế, ông đã nghĩ ra chiến thuật giả vờ sút mạnh nhưng thực chất chỉ tâng nhẹ bóng vào giữa khung thành.
Cách đá Penalty kiểu Panenka là gì?
Dù hiểu được sút Penalty kiểu Panenka là gì nhưng không phải cầu thủ nào cũng thực hiện thành công. Sau đây là các bước để đá luân lưu theo kiểu Panenka:
Bước 1: Tư thế sẵn sàng
Đầu tiên, cầu thủ cần chuẩn bị tư thế và đặt bóng chính xác tại chấm phạt đền. Lưu ý hãy đưa chân trụ sát bóng và nhắm hướng trái bóng sẽ đi về khung thành đối phương. Để lấy đà, người chơi cần lùi lại khoảng 5-8 bước, sau đó tăng tốc dần khi tiến về phía bóng để đánh lừa thủ môn. Trước khi thực hiện cú sút, hãy liếc mắt qua hai góc khung thành và tránh nhìn trực diện vào giữa khung thành.
Bước 2: Tạo tư thế sút
Tư thế sút chính là một trong các yếu tố định nghĩa Panenka là gì và giúp phân biệt kỹ thuật dứt điểm này so với các kỹ thuật khác. Cầu thủ cần đặt chân cách bóng khoảng 20-25cm và hướng mũi giày xuống phía dưới của quả bóng để có cú bấm bóng chuẩn xác, càng sâu càng tốt. Tiếp theo, hãy đá chân mạnh ra sau để tạo động tác giả giống như một cú sút mạnh. Sau đó, người chơi phải định hướng sút sao cho bóng xoáy và bay cao hơn tầm với của thủ môn khi thủ môn đổ người.
Bước 3: Thực hiện pha dứt điểm
Để đưa bóng vào trung tâm khung thành, cầu thủ có thể sử dụng mu bàn chân hoặc bất kỳ phần nào của bàn chân. Để đảm bảo độ chính xác tối đa, cầu thủ cần tập trung vào điểm tiếp xúc trên bóng và cách đặt chân sút. Đồng thời, người thực hiện cú sút cần biết kỹ thuật dứt điểm là gì và thành thạo đến mức điêu luyện.
Lưu ý khi thực hiện sút Penalty kiểu Panenka
Như vậy, khái niệm và cách thực hiện Panenka penalty là gì đều đã được Bongdalu chia sẻ cụ thể. Tuy nhiên, khi luyện tập và thi đấu với kỹ thuật này, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Kỹ thuật sút Penalty kiểu Panenka sự kiên trì trong luyện tập và chỉ có sự kiên trì mới giúp cầu thủ đạt được độ chính xác với lực sút phù hợp.
- Thêm vào đó, kỹ thuật sút penalty kiểu Panenka cũng đòi hỏi sự bình tĩnh và tự tin cao. Cầu thủ cần tập trung vào kỹ thuật và hướng sút đã chọn, không nên để áp lực làm ảnh hưởng đến cú sút.
- Khi lấy đà, hãy chạy ít nhất từ 5 đến 8 bước rồi tăng tốc dần về phía cuối để tạo lực sút mạnh.
- Lưu ý rằng lực sút cần đủ mạnh nhưng vẫn vừa đủ để bóng bay qua người thủ môn mà cao khỏi xà ngang khung thành.
- Không nên lạm dụng trong các vị trí đá phạt khác, điển hình như tình huống phạt góc thì phải nắm được kỹ thuật đá phạt góc là gì và áp dụng phù hợp.
Các pha Panenka kinh điển nhất lịch sử bóng đá
Trong lịch sử bóng đá đương đại, có một số cái tên huyền thoại đã ghi được những siêu phẩm Panenka ấn tượng, mang đến những khoảnh khắc khó quên cho người xem như:
- Andrea Pirlo: Trong trận tứ kết Euro 2012, khi Italia đang bị Anh dẫn trước với tỷ số 2-1 trong loạt đá penalty, Andrea Pirlo vẫn giữ được sự bình tĩnh và thực hiện cú sút phạt đền kiểu Panenka để đánh lừa thủ môn Joe Hart.
- Zinedine Zidane: Trong trận chung kết World Cup 2006 đầy kịch tính, Zidane đã táo bạo thực hiện cú sút Panenka. Bóng đập vào xà ngang, vượt qua vạch vôi và nảy trở lại, may mắn là bàn thắng vẫn được công nhận hợp lệ.
- Lionel Messi: Messi đã thực hiện thành công quả penalty Panenka vào phút 82 trong trận đấu giữa Barca vs Villarreal. Khi thủ môn Andres Fernandez đổ người sang bên phải, Messi đã nhẹ nhàng đưa bóng vào giữa khung thành.
- Karim Benzema: Dù Real Madrid đang bị dẫn trước 4-2 nhưng tiền đạo Karim Benzema vẫn thể hiện sự điềm tĩnh và bản lĩnh khi thực hiện cú đá phạt đền theo kiểu Panenka, khiến thủ môn Ederson hoàn toàn bất ngờ.
- Sebastian Abreu: Sebastian Abreu đã ghi bàn bằng một pha sút Panenka trong trận Tứ kết World Cup 2010, đưa Uruguay vào vòng Bán kết.
Có nên lạm dụng Panenka hay không?
Định nghĩa được Panenka là gì thì cầu thủ vẫn cần biết thêm những trường hợp nên và không nên sử dụng cú sút này. Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng việc lạm dụng kỹ thuật đá Panenka không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Kỹ thuật này yêu cầu cầu thủ dùng lực chuẩn xác, nếu không, đường đi của bóng có thể dễ dàng bị thủ môn đọc được và cản phá.
Tại Việt Nam, Công Phượng là một trong những cầu thủ nổi bật với kỹ thuật điêu luyện và khả năng sút phạt ấn tượng. Tuy nhiên, chính sự tự tin quá mức vào khả năng của bản thân đã dẫn đến việc anh đá hỏng một quả phạt đền theo kỹ thuật Panenka, dẫn đến việc HAGL bị loại khỏi bán kết giải U21 quốc tế vào năm 2016.
Tổng kết
Sau khi đã tìm hiểu về kỹ thuật sút penalty kiểu Panenka là gì, hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản cũng như cách thức thực hiện cú sút độc đáo này. Có thể nói, đây không chỉ là một kỹ thuật đòi hỏi sự tự tin và độ chính xác mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo trong lối chơi của cầu thủ.