Khi xem các trận đấu bóng đá, hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng thấy trọng tài rút thẻ đỏ và thẻ vàng khi các cầu thủ vi phạm luật. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của lỗi mà cầu thủ mắc phải, trọng tài sẽ quyết định giơ thẻ phạt tương ứng để xử phạt. Vậy có bao nhiêu loại thẻ phạt trong bóng đá và chức năng cụ thể của từng thẻ phạt là gì? Cùng đọc bài viết sau của Bongdalumoi để có giải đáp chi tiết các câu hỏi này.
1. Tìm hiểu thẻ phạt là gì?
Thẻ phạt trong bóng đá là một hình thức được trọng tài sử dụng để nhắc nhở, cảnh cáo hoặc khen thưởng các cầu thủ hay thành viên ban huấn luyện trong một trận đấu. Nếu trong bóng đá ngày nay, khái niệm var là gì và sự ra đời của công nghệ này đã giúp trận đấu thêm công bằng thì các loại thẻ phạt khác nhau lại góp phần giúp cho cầu thủ có thái độ, cư xử và cách chơi đúng chuẩn mực hơn.
Ban đầu, thẻ phạt được làm từ giấy bristol có khả năng kháng nước và chống ẩm mốc khi tiếp xúc với mồ hôi của trọng tài. Tuy nhiên, hiện nay loại thẻ này được sản xuất từ chất liệu nhựa plastic cao cấp của Thụy Sĩ để đảm bảo được độ bền và giữ được hình dạng nguyên vẹn, không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
2. Các loại thẻ phạt trong bóng đá
Thông thường, thẻ phạt trong bóng đá được nhiều người xem biết tới nhất là thẻ vàng và thẻ đỏ. Tuy nhiên, bộ môn thể thao vua còn có những loại thẻ với các chức năng khác.
2.1. Thẻ đỏ
Có lẽ định nghĩa và vai trò thẻ đỏ trong bóng đá là gì không quá xa lạ với người xem bộ môn túc cầu. Theo đó, thẻ đỏ là mức phạt cao nhất trong bóng đá, áp dụng cho cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng với hai hình thức phạt gồm:
- Thẻ đỏ gián tiếp: Được áp dụng khi cầu thủ hoặc thành viên ban huấn luyện nhận hai thẻ vàng trong cùng một trận đấu.
- Thẻ đỏ trực tiếp: Được trọng tài áp dụng khi người chơi phạm lỗi nghiêm trọng, gây hậu quả lớn đến tinh thần thể thao hoặc sức khỏe của cầu thủ đội bạn.
2.2. Thẻ vàng
Khái niệm thẻ vàng trong bóng đá là gì cũng không còn quá xa lạ nếu như bạn thường xuyên theo dõi các trận cầu. Thẻ vàng là hình phạt do trọng tài đưa ra khi một cầu thủ vi phạm các lỗi được quy định trong Điều 12 Luật Bóng Đá. Đội có cầu thủ nhận thẻ vàng sẽ phải chịu một quả đá phạt trực tiếp hoặc một quả phạt penalty từ phía đội đối phương.
Trong một trận đấu, nếu một cầu thủ nhận hai thẻ vàng thì sẽ tương đương với việc nhận một thẻ đỏ. Khi đó, cầu thủ sẽ bị đuổi khỏi sân và đội bóng sẽ không được phép thay thế cầu thủ dự bị. Thông thường, những đội bóng chưa nắm rõ kỹ năng phòng ngự phản công là gì mà lạm dụng việc phạm lỗi để cản phá đối thủ sẽ dễ nhận thẻ vàng từ trọng tài.
2.3. Thẻ xanh
Thẻ xanh là tấm thẻ không nằm trong Luật Bóng đá của FIFA và không được dùng để phạt các cầu thủ như thẻ vàng và thẻ đỏ. Trước đây, thẻ xanh được trọng tài sử dụng để cho phép đội ngũ y tế vào sân chăm sóc cầu thủ bị chấn thương. Tuy nhiên, vào năm 2003, thẻ xanh đã bị Hội đồng Bóng đá Quốc tế bãi bỏ và thay thế bằng hành động vẫy hai tay.
Đến năm 2016, thẻ xanh được tái sử dụng với mục đích khen thưởng những cầu thủ có hành động fair-play trong thi đấu. Cầu thủ đầu tiên nhận thẻ xanh là Cristiano Galano khi anh thừa nhận rằng cú sút của mình không dẫn tới pha đá phạt góc vào năm 2016.
2.4. Thẻ trắng
Thẻ trắng là một tấm thẻ khá hiếm thấy trong số những thẻ phạt trong bóng đá. Nếu thẻ vàng và thẻ đỏ là những thẻ nhằm đưa ra hình phạt dành cho cầu thủ thì thẻ trắng lại biểu tượng cho sự khen ngợi những hành động thể hiện tinh thần thể thao đẹp trên sân cỏ.
3. Ý nghĩa của các loại thẻ phạt trong bóng đá là gì?
Như vậy, các thẻ phạt trong bóng đá hiện gồm có thẻ đỏ, thẻ vàng, thẻ xanh và thẻ trắng. Không chỉ dùng để khiển trách những hành động phạm lỗi của cầu thủ như thẻ vàng và thẻ đỏ, thẻ xanh và thẻ trắng lại có ý nghĩa tuyên dương những cư xử đẹp trên sân.
3.1. Thẻ đỏ
Bị phạt thẻ đỏ đồng nghĩa với việc cầu thủ sẽ phải rời khỏi sân ngay lập tức và đội bóng đó không được thay thế bằng cầu thủ dự bị nào. Nhìn chung, thẻ đỏ sẽ được trọng tài rút với những ý nghĩa:
- Đuổi khỏi sân: Khi trọng tài rút thẻ đỏ trừng phạt cầu thủ, điều này ngụ ý rằng họ sẽ bị đuổi ra khỏi sân ngay lập tức.
- Hành vi phạm lỗi nặng: Thẻ đỏ được áp dụng khi cầu thủ vi phạm lỗi rất nghiêm trọng, như chơi bẩn, gây nguy hiểm hoặc có hành động đe dọa đến các cầu thủ của đội đối phương.
- Ảnh hưởng lớn tới kết quả: Khi một cầu thủ bị thẻ đỏ và đuổi khỏi sân, đội bóng của họ sẽ phải chơi với số người ít hơn, làm tăng cơ hội chiến thắng cho đối phương.
- Hậu quả lâu dài: Ngoài việc bị đuổi khỏi trận đấu hiện tại, cầu thủ bị thẻ đỏ có thể phải đối mặt với hậu quả lâu dài như bị treo giò trong các trận đấu tiếp theo.
- Đảm bảo an toàn cho những cầu thủ trên sân: Việc dùng thẻ đỏ giúp bảo vệ an toàn cho cầu thủ thi đấu bằng cách loại bỏ những hành động nguy hiểm trên sân.
3.2. Thẻ vàng
Thẻ vàng của trọng tài được áp dụng như để cảnh cáo những lỗi vi phạm của cầu thủ trên sân. Cụ thể, thẻ vàng thường mang những ý nghĩa sau:
- Ngăn chặn hành vi vi phạm: Thẻ vàng dùng để cảnh báo cầu thủ về hành vi phạm lỗi có trong Điều 12 của Luật bóng đá.
- Chịu hậu quả ngay lập tức: Đội bóng có cầu thủ bị thẻ vàng phải chịu một quả sút phạt trực tiếp hoặc penalty tùy vào vị trí và mức độ vi phạm trên sân.
- Tính chất cộng hưởng: Nếu cầu thủ nhận liên tiếp hai thẻ vàng trong cùng một trận, đó tương đương với một thẻ đỏ và anh ta sẽ bị trục xuất, không được phép tiếp tục thi đấu.
- Giữ trật tự, kỷ luật: Thẻ vàng giúp duy trì trật tự trong trận đấu, đảm bảo sự an toàn của cầu thủ và giúp bảo vệ tính công bằng cho môn thể thao vua.
Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc rằng việt vị có bị phạt thẻ vàng không. Cụ thể, nếu tìm hiểu lỗi việt vị là gì thì sẽ biết đây là lỗi không bị phạt thẻ mà chỉ bị mất quyền phát bóng hoặc không công nhận bàn thắng.
3.3. Thẻ xanh
Thẻ xanh thường sẽ được trọng tài rút ra với ý nghĩa tuyên dương khi:
- Cầu thủ tự nguyện đá bóng ra ngoài biên sân khi trọng tài tạm dừng trận đấu.
- Cầu thủ tự nguyện thừa nhận lỗi và trung thực với trọng tài trước khi bị rút thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.
- Thông báo với trọng tài về cầu thủ phạm lỗi.
- Hỗ trợ đưa các cầu thủ bị thương ra ngoài sân.
3.4. Thẻ trắng
Thẻ trắng được sử dụng để thúc đẩy và khuyến khích một cách chơi đẹp và tinh thần thể thao. Khác với thẻ vàng và thẻ đỏ, loại thẻ phạt trong bóng đá này dùng để nhấn mạnh việc nâng cao giá trị đạo đức, cách hành xử trong bộ môn túc cầu.
4. Cách tính thẻ phạt trong bóng đá
Theo như luật phạt thẻ trong bóng đá, cầu thủ phải đối mặt với việc bị phạt thẻ vàng khi:
- Thực hiện các hành vi phi thể thao trong khi thi đấu.
- Có những lời nói hoặc hành động phản đối quyết định của trọng tài.
- Vi phạm liên tục các luật thi đấu.
- Thực hiện hành động câu giờ hoặc cố gắng kéo dài thời gian thi đấu.
- Không tuân theo quy định về khoảng cách tại các phạt góc trên sân.
- Tự ý rời khỏi sân hoặc vào sân mà không có sự cho phép của trọng tài.
- Cởi áo bóng đá khi thay người mà chân vẫn đặt trong ranh giới của sân.
Cầu thủ sẽ bị rút thẻ đỏ khi vi phạm các hành vi sau đây:
- Bị phạt 2 thẻ vàng liên tiếp tại cùng một trận đấu.
- Cố tình sử dụng vũ lực quá mức và gây ra chấn thương cho cầu thủ đội bạn.
- Thực hiện hành vi bạo lực với bất kỳ ai trên sân, bao gồm cả đồng đội, trọng tài hoặc khán giả.
- Khạc nhổ vào bất kỳ ai trên sân.
- Cố tình dùng tay ngăn cản quả bóng hoặc cơ hội thành bàn rõ ràng trên sân, nhất là trong vòng cấm địa hoặc khi đứng ở ngoài vạch 16,50m.
- Xúc phạm, sỉ nhục, lăng mạ người khác trên sân.
5. FAQ
Bị phạt thẻ trong bóng đá là những tình huống không hiếm gặp trong bất kỳ trận đấu nào. Tuy nhiên, những câu chuyện đằng sau nó như mức tiền phạt lại là điều mà nhiều người xem chưa biết qua.
5.1. Thẻ vàng trong bóng đá bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Việt Nam, từ năm 2010, VFF đã quy định rằng mỗi chiếc thẻ vàng mà người chơi bị nhận thì đồng nghĩa với việc họ sẽ bị phạt 500.000 đồng. Ở sân chơi Ngoại hạng Anh, các cầu thủ phải đóng một khoản phạt là 10 bảng Anh cho mỗi lần nhận bị phạt thẻ vàng. Hơn nữa, họ phải trả thêm 15 bảng Anh cho mỗi lần nhận được tổng cộng 5 thẻ vàng trong bất kỳ giải đấu nào.
5.2. Thẻ đỏ trong bóng đá bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo luật thẻ phạt trong bóng đá Việt, VFF áp dụng mức phạt trung bình là 2.000.000 VNĐ đối với cầu thủ bị thẻ đỏ. Tại các giải quốc tế, nếu một cầu thủ nhận 2 thẻ vàng liên tiếp trong cùng một trận đấu hoặc 1 thẻ đỏ trực tiếp thì sẽ bị phạt 35 bảng Anh (khoảng 952.000 đồng).
5.3. Khi thủ môn bị thẻ đỏ thì sẽ như thế nào?
Nếu thủ môn bị phạt thẻ đỏ thì họ sẽ phải rời khỏi trận đấu như những cầu thủ ở vị trí khác. Đội bóng sau đó sẽ thi đấu với 10 người và phải thay thủ môn đã rời sân bằng thủ môn dự bị và điều chỉnh lại đội hình thi đấu.
6. Kết luận
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thẻ phạt trong bóng đá cũng như chức năng của chúng. Nhìn chung, việc trọng tài sử dụng thẻ vàng hay thẻ đỏ không chỉ là để trừng phạt cầu thủ vi phạm mà còn nhằm duy trì sự công bằng cho trận đấu. Đừng quên tiếp tục theo dõi Bongdalumoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về làng túc cầu nhé!